Tin Tức
Thông báo về việc thay đổi địa ...
Đâu khó… có thừa phát lại
Thừa phát lại, nhiều tiện ích cho ...
Lần đầu tiên, thừa phát lại cưỡng ...
Nghề thừa phát lại
'Tiền không tự trên trời rơi xuống'...
Mỹ cân nhắc biện pháp trừng phạt ...

Dịch vụ
VI BẰNG
Tổng đạt
Xác minh
Trực tiếp tổ chức thi hành án dân sự

Văn bản pháp luật
BIỄU MẪU VĂN BẢN
Bộ luật dân sự

Liên Kết Website
MANH HUNG GROUP
Thi Hành Án
Địa Ốc Mạnh Hùng
Công Chứng Tân Bình
Thừa Phát Lại Quận 1
Luật Sư Mạnh Hùng
Địa Ốc Mạnh Hùng Hà Nam
Manh Hung Land
Công Chứng Đỗ Trí Tín

SƠ ĐỒ CHỈ DẪN

TIỆN ÍCH

THƯ VIỆN ẢNH

VIDEO CLIP

 

VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI VIỆT NAM 
Địa chỉ: 526A Cộng Hòa, P.13, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh 
Điện thoại: 028.38 10 30 90
Hotline: 0913 978 723

Email: info@thuaphatlaivietnam.com.vn









Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng

 Xin cho hỏi thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng được quy định như thế nào? Xin cảm ơn! Ngọa Hùng ( Bình Dương)

 Chào bạn!

Vi bằng là sự ghi nhận một tình huống pháp lý cụ thể nào đó để tạo thành một chứng cứ không thể tranh cãi ở tòa án.


Tại Điều 25 Nghị định
61/2009/NĐ-CP. Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng:

1. Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ trường hợp quy định tại Điều 6 của Nghị định này, các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng, đời tư, đạo đức xã hội và các trường hợp pháp luật cấm.

2. Thừa phát lại được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 26. Thủ tục lập vi bằng

1. Việc lập vi bằng phải do chính Thừa phát lại thực hiện. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện.

2. Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực.

3. Trong trường hợp cần thiết Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

4. Vi bằng lập thành 03 bản chính: 01 bản giao người yêu cầu; 01 bản gửi Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh để đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng.

5. Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh phải vào sổ đăng ký vi bằng Thừa phát lại.

Trân Trọng

VPTPL Tân Bình